Bandwagon là gì? Tìm hiểu về hiệu ứng Bandwagon từ A – Z
Hiệu ứng tâm lý Bandwagon đây là cụm từ mà nhiều người đã được nghe qua. Nhưng để tìm hiểu sâu xa xem Bandwagon là gì và ứng dụng như thế nào thì chắc chắn là chưa. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này để có thể nắm rõ và sử dụng hiệu quả trong Marketing thương hiệu của mình.
Bandwagon là gì?
Ngay bây giờ sẽ không để các bạn phải đợi lâu hơn nữa. Hãy cùng tìm hiểu xem Bandwagon là gì nhé.
Bandwagon theo nghĩa dịch ra tiếng Việt thì có nghĩa là một đoàn tàu/ xe dùng thường được sử dụng để chuyên chở các đoàn diễu hành hay gánh xiếc hoặc là cái đoàn giải trí lưu diễn. Bandwagon là một thuật ngữ được sử dụng để nói về hiệu ứng đoàn tàu. Hiệu ứng này chính có nghĩa là việc mà con người chúng ta tiếp nhận một dạng hành vi, thái độ hay phong cách nào đó là do nhiều người khác cũng đang làm như vậy.
Người nối tiếp người như những toa tàu để tạo thành một đoàn tàu vậy. Và các toa càng đông, càng nhiều người nối thành thì hiệu ứng này lại càng thành công.
Xét theo phạm trù kinh tế: Nếu tìm hiểu Bandwagon là gì ở dưới góc độ kinh tế thì đây là khái niệm dùng để nói về tình huống khi một loại hàng hóa giảm giá cực sâu thì nhu cầu của người mua lại càng tăng. Sau đó sẽ kéo nhiều người dùng mua.
Nếu xét trên khía cạnh tâm lý: Bandwagon là gì lại có ý nghĩa hoàn toàn khác. Đây là hiện tượng tâm lý mà ở đó, con người sẽ thực hiện theo một điều gì đó mà số đông đang lựa chọn. Đó là lý do vì sao mà Bandwagon được gọi với biệt danh là hiệu ứng “5 con khỉ và 1 nải chuối”
Tại sao nói Bandwagon là hiệu ứng 5 con khỉ và 1 nải chuối?
Để hiểu được Bandwagon là gì cũng như “5 con khỉ và 1 nải chuối” là như thế nào thì chúng ta cùng quay lại lịch sử vào thế kỷ XIX. Lúc này, các nhà khoa học đã tiến hành thực hiện một thí nghiệm là nhốt 5 con khỉ vào 1 cái chuồng. Họ đặt 1 nải chuối lên một chiếc thang. Nếu muốn ăn khi khỉ sẽ phải trèo lên lấy.
Nhưng trớ trêu là nếu chỉ có 1, 2 con lên thì những con còn lại sẽ bị hắt nước lạnh. Cứ như vậy nhiều lần chúng hiểu rằng chúng bị dội nước là do anh em của chúng đã leo lên thang. Sau một thời gian thì không một con khỉ nào dám lên lấy chuối cho dù nải chuối này rất hấp dẫn.
Lúc này các nhà khoa học quyết định thay thế một con khỉ cũ bằng con khỉ mới khác. Khi con khỉ mới leo lên thang lấy nải chuối thì bị đám khỉ khác vây đánh. Sau nhiều lần bị đánh đòn thì con khỉ mới biết rằng sẽ không thể lấy được nải chuối vì sẽ bị đánh.
Tiếp đó, một con khỉ khác cũng được thay thế và sự việc lại diễn ra như cũ. Trong đó cả con khỉ không hiểu nguyên do bị đánh vừa nãy cũng tham gia đánh hội đồng con khỉ bị thay thứ hai.
Mọi việc cứ thế tương tự xảy ra cho đến khi họ thay thế cả năm con khỉ lúc đầu thì những con khỉ mới này lại tiếp tục không để bất kỳ một con nào khác và chỉ thực hiện leo lên chiếc thang dù chúng chưa hề bị xịt dù chỉ một giọt nước.
Năm 1848, Dan Rice là một anh hề rất nổi tiếng quyết định dùng đoàn xe Bandwagon (một đoàn tàu/ xe chuyên để chở các đoàn diễu hành và gánh xiếc) của mình kết hợp âm nhạc để thu hút sự chú ý của cuộc vận động chính trị với kết quả thành công vang dội.
Cùng với kết quả của thí nghiệm về con Khỉ trước đó thì hiệu ứng đoàn tàu (Bandwagon effect) bắt đầu được dùng rộng rãi. Hiệu ứng Bandwagon muốn ám chỉ một người có khuynh hướng sẽ làm theo hay tin theo một việc nào đó có nhiều người làm dù cho chẳng hiểu nguyên nhân.
Nhờ sự thành công của anh hề Dan Rice mà nhiều nhà chính trị gia khác cũng tham gia vào đoàn xe. Thậm chí năm 1990, cuộc tranh cử tổng thống diễn ra, Bandwagon được xem như là một chuẩn mực trong cuộc vận động tranh cử và thành ngữ “jump on the bandwagon” – hàm ý chế giếu, chê bai để chỉ những người cố gắng bon chen và ăn theo thành công của người khác để leo cao mà không quan tâm đến đối tượng là ai.
Ứng dụng của hiệu ứng Bandwagon
Ở mỗi một lĩnh vực thì Bandwagon lại có những ứng dụng khác nhau. Chúng ta cùng khám phá ứng dụng của Bandwagon là gì ở một vài lĩnh vực nhé.
- Thực phẩm và đồ uống: Người mua hàng lần đầu thường sẽ chọn những sản phẩm của thương hiệu mà họ thấy có ít hàng ở trên kệ. Vì họ nghĩ rằng còn ít hàng tức là có nhiều người mua. Như vậy là hàng sẽ có chất lượng tốt.
- Thời trang: Chúng ta thường áp dụng một phong cách thời trang nhất định từ những ngôi sao hay thần tượng mà mình yêu thích của họ. Một ví dụ để ai cũng phải công nhận điều này đó là vào những năm 2000, Đan Trường là cái tên rất nổi tiếng. Anh để tóc bổ luồng 1 mái thanh niên Việt Nam ai ai cũng cắt kiểu tóc này. Rồi sau đó, hiệu ứng phim “Ngôi nhà hạnh phúc” của Hàn Quốc đã giúp cho những chiếc áo khoác ngắn giống như diễn viên chính mặc cháy hàng.
- Âm nhạc: Một sản phẩm âm nhạc của một nghệ sĩ dù có yêu thích hay không nhưng thấy đám đông chia sẻ thì chúng ta cũng sẽ thử nghe theo. Ví dụ như nhạc của Sơn Tùng M-TP. Không phải ai cũng thích chàng ca sĩ này nhưng chắc chắn khi anh ấy ra sản phẩm chúng ta đều sẽ thử nghe ít nhất 1 lần.
- Social media: Một nền tảng được nhiều người sử dụng thì các cá nhân khác cũng sẽ nhảy vào. Ví dụ như Facebook hay Tik Tok.
Sử dụng hiệu ứng Bandwagon trong chiến dịch bán hàng
Chúng ta có 2 cách để thúc đẩy chiến dịch bán hàng của mình nhờ vào hiệu ứng Bandwagon là:
- Pr thương hiệu bằng cách thuê người nổi tiếng làm hình ảnh đại diện
Đây là cách được rất nhiều nhãn hàng áp dùng. Người đó càng có nhiều fan thì càng thu hút được sự chú ý và ủng hộ của nhiều khách hàng.
Ví dụ điền hình cho phương thức này đó chính là chiến lược truyền thông của Oppo khi mời Sơn Tùng M-TP làm đại sứ thương hiệu. Vào thời điểm đó, Oppo là cái tên quá mới tại thị trường Việt Nam. Còn Sơn Tùng M-TP thì lại là một cái tên cực kỳ đình đám được giới trẻ Việt hâm mộ.
Chiến dịch truyền thông của Oppo khiến cho Samsung khi đó đang cực kỳ được ưa chuộng tại Việt Nam đứng trước nguy cơ bị soán ngôi.
Có thể nói rằng, Oppo đã vận dụng hiệu ứng Bandwagon cực kỳ thành công. Sự đầu tư này quả là không uổng phí một chút nào cả.
- Nhờ Micro influencer để thúc đẩy cho thương hiệu
Đây là xu hướng sử dụng một bộ phận những người ít nổi tiếng hơn để nâng tầm sản phẩm. Không cần họ phải là ngôi sao hạng A, chỉ cần là người có ảnh hưởng trong một giới nào đó lên tiếng quảng bá về thương hiệu của bạn mà thôi.
Những người tham gia vào chiến dịch này có thể là một Vlogger, Youtuber, MC truyền hình, một bà mẹ bỉm sữa có tầm ảnh hưởng… Chỉ cần lượng follow của họ cao và được nhiều người quan tâm trong lĩnh vực mà thương hiệu đang phát triển thì chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng hiệu ứng Bandwagon vào chiến lược của mình.
Vậy thì ưu điểm khi sử dụng Bandwagon là gì nếu như chúng ta mời những người không phải ngôi sao hạng A? Liệu tỷ lệ thành công có cao hay không?
Bạn có thể yên tâm nhé vì chính họ sẽ tạo được nên cú hích cực kỳ lớn cho thương hiệu đấy. Tất cả là đến từ sự gần gũi, thân quen. Review, chia sẻ, đánh giá từ những người đã trải nghiệm sử dụng còn có giá trị hơn vạn lần quảng cáo. Bởi nó đánh đúng vào tâm lý của người mua hàng.
Sử dụng hiệu ứng Bandwagon trong Marketing
Từ hiệu ứng của Oppo và Sơn Tùng M-TP, chúng ta có thể thấy mà thương hiệu có thể sử dụng xu hướng Bandwagon là gì giúp push sale hiệu quả là. Cụ thể:
- Xuất hiện phổ biến khiến người tiêu dùng phải chú ý: Hãy cố gắng để sản phẩm của bạn có thể phủ sóng mạnh mẽ trên thị trường với việc quảng cáo rầm rộ sản phẩm, lựa chọn đại sứ phù hợp. Đồng thời hạn chế trưng bày quá nhiều sản phẩm trên kệ.
- Thống trị thị trường phủ sóng ở khắp mọi nơi: Càng có nhiều người mua sản phẩm thì có nghĩa là bộ nhận diện thương hiệu của bạn sẽ có nhiều người biết đến. Lúc này, hiệu ứng Bandwagon cực kỳ mạnh mẽ giúp chúng ta dễ dàng chiến thắng trong chiến dịch truyền thông này.
- Thống trị mạng xã hội: Bằng cách tạo ra càng nhiều cuộc thảo luận về sản phẩm của bạn trên nền tảng này càng tốt. Đặc biệt, hãy lợi dụng sự ảnh hưởng của những người có lượng fan lớn để thực hiện điều đó. Như vậy việc tạo ra xu hướng người dùng sử dụng sản phẩm của thương hiệu bạn lại càng cao.
- Xuất hiện một cách đáng tin cậy tạo uy tín cho thương hiệu: Rất đơn giản thôi, hãy để các feedback tích cực về sản phẩm của khách hàng ở vị trí nổi bật mà ai ai cũng có thể nhìn thấy được. Rõ ràng, một sản phẩm được đánh giá tốt thì sao mà khách hàng của chúng ta có thể bỏ qua được đúng không nào?
Một số câu hỏi liên quan đến hiệu ứng Bandwagon
Ngoài những thông tin chúng tôi chia sẻ trên về Bandwagon là gì? Ứng dụng trong bán hàng, marketing hiệu quả thì dưới đây là một số những câu hỏi liên quan được nhiều người quan tâm nhất khi tìm hiểu về hiệu ứng Bandwagon:
Hiệu ứng Bandwagon và hiệu ứng “năm con khỉ” có phải là 1 không?
Trả lời: Về bản chất chúng là một chỉ khác cách gọi.
Hiệu ứng Bandwagon ngoài được gọi là hiệu ứng đoàn tàu thì còn được gọi với cái tên là hiệu ứng “5 con khỉ và 1 nải chuối”.
Hiệu ứng Bandwagon có phải là “bắt chước” không?
Trả lời: Bắt chước được hiểu là một hành động làm theo một điều gì đó mà chúng ta nghĩ rằng nó đúng và hay. Bandwagon cũng là bắt chước nhưng khác biệt là Bandwagon do tâm lý bị chi phối bởi những người xung quanh cho nên hiệu ứng bất chấp hành động đó đi ngược lại với niềm tin của mình.
Sự nguy hiểm của hiệu ứng Bandwagon là gì?
Trả lời: Hiệu ứng Bandwagon cho thấy được sự bất cập điều gì tốt cho số đông, có thể sẽ không tốt cho bạn. Đồng thời không có một cách tiếp cận chung nào phù hợp cho mỗi người. Cho nên việc đưa ra quyết định và hành vi không dựa trên các chuẩn mực được xã hội chấp nhận nên có thể gây bất lợi cho chính bạn.
Làm thế nào chúng ta có thể tránh hiệu ứng Bandwagon?
Trả lời: Chúng ta hoàn toàn có thể chống lại hiệu ứng Bandwagon bằng cách:
- Hãy cẩn trọng trong khi đưa ra mọi quyết định, cho bản thân thời gian xem xét tổng quan, toàn diện các tín hiệu xã hội. Hãty ập suy nghĩ phản biện và bình tĩnh khi ý tưởng hoặc những hành vi có thể không đúng về mặt đạo đức hoặc tình huống.
- Đưa ra quyết định một cách độc lập tuy nhiên thì hãy đánh giá chúng và đưa ra quyết định cuối cùng của bạn trong một môi trường mà bạn sẽ không cảm thấy bị áp lực bởi người khác.
- Xem xét các lựa chọn thay thế và đừng ngại đi ngược lại quan điểm của số đông. Bạn hoàn toàn có thể thấy giải pháp hoàn hảo sẽ trái ngược với những gì mọi người đang làm hoặc suy nghĩ.
Như vậy bạn đã nắm rõ Bandwagon là gì và ứng dụng của chúng ra trong trong các chiến dịch Marketing chưa? Để nắm rõ hơn những thông tin về việc đầu tư, kinh doanh, khách hàng tìm hiểu thêm tại địa chỉ: beatdautu.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét