Binance Futures là gì? Cách giao dịch tại Binance Futures 2022
Futures là gì? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người hiện nay. Binance Futures được chính thức ra mắt vào ngày 12/9/2019, là một trong những nền tảng được Binance ấp ủ trong một khoảng thời gian khá dài. Sau khi ra mắt hợp đồng tương lai Binance đã mở ra hướng đi mới cho thị trường điện tử và cả Binance. Vậy Binance Futures là gì, hãy cùng beatdautu.com tìm hiểu về hợp đồng Tương lai Binance và Future Coin qua bài viết sau.
Binance Futures là gì?
Binance Futures được biết đến là nền tảng giao dịch bằng hợp đồng được sử dụng trong. Ngoài ra với câu hỏi Binance Futures là gì, hợp đồng tương lai Binance này còn được biết đến là nền tảng thực hiện giao dịch phái sinh của những “ông trùm” trong sàn giao dịch crypto.
Ở thời điểm hiện tại Binance Futures khác với Spot market (thị trường giao dịch ngay) ở điểm là hoạt động mua bán sẽ diễn ra ngay lập tức. Còn đối với hợp đồng tương lai thì người bán và người mua phải tiến hành giao dịch dựa vào hợp đồng trong thời điểm ở tương lai hay thời điểm đáo hạn các hợp đồng.
Trên nền tảng Binance Futures, tỷ giá giao dịch được căn cứ dựa vào giá của 4 sàn giao dịch lớn nhất hiện nay là Bittrex, OKEx, Binance và Huobi . Hợp đồng tương lai này cũng chính là sản phẩm phái sinh được ra mắt lần đầu tiên của Binance.
Tham khảo thông tin chi tiêt về sàn Bittrex qua bài viết: Sàn Bittrex là gì? Uy tín hay lừa đảo & Cách đăng ký tài khoản Bittrex
Perpetual Futures là gì?
Hiện tại nền tảng Binance Futures đã cho phép giao dịch vĩnh viễn những hợp đồng tương tai hay còn được gọi là Perpetual Futures. Vậy Perpetual Futures là gì?
Perpetual Futures là loại hợp đồng không có một thời điểm đáo hạn nào nhất định. Như vậy nền tảng này vừa có khả năng tận dụng được đầy đủ các đặc tính của Spot market vừa tận dụng được ưu điểm nổi bật của giao dịch phái sinh. Như vậy giá thông thường sẽ xấp xỉ với giá cả mua bán chuẩn trên thị trường.
Bên cạnh đó hợp đồng này cũng không có chính xác thời điểm đáo hạn, do đó hợp đồng chỉ có thể kết thúc khi hợp đồng bị thanh lý vì vượt tỷ lệ đòn bẩy, bị báo lỗ hoặc khi chấm dứt hợp đồng.
Binance Futures có phí giao dịch là bao nhiêu?
Bên cạnh câu hỏi Binance Futures là gì thì người dùng hiện nay cũng thường thắc mắc rằng phí giao dịch hiện tại là bao nhiêu?
Mức phí giao dịch hiện nay sẽ phụ thuộc chủ yếu vào độ VIP của tài khoản.
Dưới đây là bảng phí cơ bản được thực hiện trên Binance Futures, trong đó Maker chính là người đặt lệnh đồng Taker sẽ là người khớp lệnh đó.
Những thuật ngữ cơ bản của thị trường phái sinh
Sau khi hiểu được đầy đủ Binance Futures là gì và trước khi tiến hành đặt lệnh, người dùng cần hiểu được chính xác một số thuật ngữ cơ bản ngay sau đây:
- Order Qty: là số lượng vào lệnh.
- Time in Force (hay TIF): là thời gian có hiệu lực.
- Cost: là số USDT người dùng cần có để có thể tham gia vào lệnh.
- Reduce-Only: Lệnh Reduce-Only sẽ chỉ đóng vị thế đối với giao dịch của bạn.
- Trigger: là mức giá sẽ kích hoạt các lệnh Take-profit-market, Take-profit-limit.
- Last Price: Đây chính là giá mới nhất và được tiến hành trực tiếp giao dịch trên Binance Futures.
- Fill or Kill (hay FOK): đây là lệnh nhắc nhở phải được khớp với toàn bộ ngay lập tức nếu không sẽ bị hủy.
- Post-Only: Lệnh Post-Only sẽ được thêm trực tiếp vào sổ lệnh. Tuy nhiên sẽ không được thực hiện ngay lập tức.
- Mark Price: Đây là mức giá được đưa ra bởi Binance và dựa vào tất cả các mức giá của Funding Rate và những sàn giao dịch lớn.
- Immediate or Cancel (hay IOC): Lệnh Immediate or Cancel hay IOC sẽ khớp với toàn bộ hoặc một phần nhỏ ngay lập tức, đồng thời phần còn lại sau đó sẽ bị hủy lệnh.
- Good til Cancelled (hay GTC): Lệnh Good til Cancelled hay GTC sẽ được tiến hành thực hiện cho tới khi trùng khớp với mức giá đặt sẵn hay sẽ bị hủy.
Có thể bạn quan tâm: Binance DEX – Xu hướng mới của sàn điện tử trong tương lai
Hướng dẫn cách thức giao dịch trên Binance Futures
Để hiểu rõ hơn Binance Futures và cách thức giao dịch hiện nay là như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua các lệnh sau.
Lệnh Limit
Đối với lệnh Limit sẽ được sử dụng để đặt vị thế SHORT hoặc LONG với mức giá tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu cá nhân của bạn.
Ví dụ: Nếu bạn muốn thực hiện Short/Sell 1 BTC với mức giá 7000 USDT thì khi đó chỉ cần nhập 1 vào mục “Order Qty” và 7000 vào mục “Price” (Ở đây 1 được nhập chính là 1 BTC). Sau đó chọn vào mục “Sell/Short” là đã tiến hành thành công. Bên cạnh đó việc lựa chọn Time in Force (TIF) hay Post-Only sẽ tùy thuộc vào bạn. Lệnh Buy/Long cũng được thực hiện tương tự.
Lệnh Market
Đối với lệnh Market sẽ giúp hỗ trợ lệnh khớp với mức giá tốt nhất trong sổ lệnh tại thời điểm đó. Chính vì vậy lệnh Market sẽ giúp người dùng Short hoặc Long một cách nhanh nhất.
Ví dụ: Giá hiện tại của thị trường là 7000 USDT/BTC, bạn dự đoán BTC sẽ tiếp tục giảm và muốn Short 1 BTC với mức giá ở thời điểm hiện tại. Khi đó chỉ cần nhập số 1 vào mục “Order Qty” và nhấn nút Buy/Long là đã tiến hành xong.
Lệnh Stop-Limit
Khi giá của thị trường tới mức Stop Price đã được set sẵn từ trước thì lệnh Stop-Limit sẽ kích hoạt lệnh giới hạn.
Ví dụ: Hiện tại giá BTC là 7000 USDT và đặt lệnh Sell/Short Stop-Limit. Cùng lúc đó cũng tiến hành đặt Stop Price 7300 và giá giới hạn 7360. Đồng thời cũng đặt 1 BTC vào mục “Order Qty”. Khi đó nếu BTC chạm đến ngưỡng là 7300 USDT thì một lệnh Sell sẽ tự động kích hoạt với mức giá là 7360 USDT.
Lệnh Stop Market
Lệnh Stop Market cũng gần như tương tự với lệnh Stop Limit. Lệnh Stop Market sẽ tự động kích hoạt lệnh Market ngay sau khi chạm tới mức giá Stop Price đã được set sẵn từ ban đầu.
Ví dụ: Hiện tại giá BTC là 7000 USDT và đặt lệnh Short Stop Market. Đồng thời Trigger Price 7300 có số lượng 1 BTC. Nếu giá chạm đến ngưỡng 7300 USDT thì lệnh Short Market 1 BTC sẽ bị kích hoạt với mức giá của thị trường.
Đóng lệnh – chốt lời hoặc lỗ
Binance Futures có bản chất là hợp đồng tương lai vĩnh viễn. Chính vì vậy để đóng lệnh này, người dùng cần phải tiến hành đặt một lệnh ngược lại vị thế với cùng một khối lượng. Ví dụ như nếu đang sở hữu lệnh Short 0.5 BTC, để đóng lệnh và chốt lời hoặc lỗ người dùng cần tiến hành đặt lệnh Short 0.5 BTC.
Có thể bạn quan tâm: So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai chi tiết
Tuy nhiên nếu như không thực hiện như vậy, người dùng hoàn toàn có thể đóng một phần hợp đồng bớt lại để chốt được lời hoặc lỗ trước và hoàn toàn không bắt buộc đóng toàn bộ lại. Như vậy chốt lời hoặc lỗ sẽ tùy thuộc vào cách thức giao dịch của mỗi người.
Binance Futures là nền tảng có an toàn không?
Đối với những ai thắc mắc Binance Futures là gì và nó có thực sự an toàn hay không thì câu trả lời ở đây là có. Vì Binance Futures là 1 phần thuộc hệ sinh thái Binance. Đặc biệt đây được biết đến là ông lớn của những sàn giao dịch trên thị trường hiện nay. Chính vì vậy người dùng hoàn toàn có thể an tâm về nền tảng này.
Có thể bạn quan tâm: Binance Launchpad – Bệ phóng để phát triển các dự án
Có nên sử dụng Binance Futures không?
Hiện tại đối với những ai đang có nhu cầu dùng đòn bẩy để thực hiện giao dịch thì nền tảng này là sự lựa chọn khá phù hợp. Tuy nhiên cần lưu ý rằng với lợi nhuận cao được mang đến từ thị trường phái sinh thì rủi ro mất trắng cũng khá cao. Chính vì vậy đối với thắc mắc có nên sử dụng Binance Futures hay không thì người dùng chắc chắn phải cân nhắc kỹ.
Như vậy thông qua bài viết trên của Beat Đầu Tư đã cung cấp cho các bạn đọc giả thông tin chi tiết về nền tảng Binance Futures. Bên cạnh đó còn giải đáp thắc mắc về Binance Futures là gì và Futures Coin. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn kiếm thêm được nhiều lợi nhuận.
Nhận xét
Đăng nhận xét